This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

NHỮNG CÂU CHUYỆN KHÓ TIN VỀ TẦN ĐỒNG PHẬT GIÁO MIỀN TÂY

Câu chuyện thứ nhất: - KỲ ANH

Cậu bé đang học lớp 2 bỏ đèn sách lập am tìm chân lý nhà Phật


Đang học dở lớp 2, một hôm Phước Nguyên bỏ lớp chạy về nhà òa khóc rồi bảo mẹ: “Mẹ ơi, con không đi học nữa, con phải đi tu thôi”. Người mẹ vô cùng bất ngờ gặng hỏi: “Con có thể học xong rồi đi tu cũng được”. Cậu bé 7 tuổi chững chạc trả lời: “Con nhất định phải đi tu, nếu không thì sẽ không bao giờ kịp nữa”. Sau bao ngày thuyết phục con bất thành, người mẹ đành chấp nhận. Từ ngày chọn đường tu, Phước Nguyên thông hiểu những tư tưởng cao siêu của đạo Phật. Cậu bé có thể đăng đàng thuyết giảng trước hàng ngàn người về một chủ đề nào đó của Phật giáo, khiến những bậc giảng sư cao tuổi cũng phải thán phục.

Diện kiến bé trai được ví “thần đồng” Phật giáo

Tôi bắt đầu bằng câu chuyện của một cậu bé được mệnh danh là “thần đồng” Phật giáo đang rất nổi tiếng miền Tây. Đó là bé Nguyễn Phước Nguyên (SN 2005, xã An Phước, huyện Tân Hồng, Đồng Tháp). Với khả năng thông hiểu Phật pháp hơn người, cậu bé đang đang được dư luận đánh giá là hiện tượng hiếm có. Bởi bé còn ít tuổi, thời gian tu hành còn khá khiêm tốn nhưng sự hiểu biết về Phật pháp và khả năng thuyết giảng như một giảng sư có thâm niên nghiên cứu về Phật giáo như Phước Nguyên thì được xem như chưa có tiền lệ. Mười người như một, sau khi nghe qua băng đĩa do cậu bé này thuyết giảng, đều phải gật đầu thán phục. PV đã lặn lội tìm về địa phương, trực tiếp chứng kiến, trao đổi, đàm thoại… với “thần đồng” này để mong muốn cung cấp thông tin một cách chân thực nhất cho độc giả.

Trước khi gặp bé, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với tu sỹ Ba Truyền (thị xã Tân Châu, huyện Tân Châu, An Giang). Ông Ba Truyền là một tu sỹ Phật giáo, tướng đạo mạo, tóc búi củ hành, quần áo xám bà ba giản dị. Dù ngoài tuổi 40 ông vẫn không lập gia đình, ông cho biết lý tưởng của bản thân là sống đơn thân cả đời, tu luyện để mong được giải thoát. Tu sỹ Ba Truyền được xem là người phát hiện ra khả năng kỳ lạ về Phật giáo của “thần đồng” Phước Nguyên. Trước đó vì lòng yêu đạo, ông đã chủ trương thành lập nhóm Búp Sen Tiểu Nhí, tập hợp những bé ưu tú, thông hiểu về Phật giáo vào một đạo tràng để bồi dưỡng. 

Ông Ba Truyền cho biết, tất cả thành viên trong nhóm Búp Sen Tiểu Nhí đều có khả năng về Phật pháp, sau khi tuyển chọn ông đã tìm ra 8 bé đặc biệt ưu tú, trong số đó Phước Nguyên được ông đánh giá là cậu bé đặc biệt nhất. Bởi ngoài những khả năng khó lý giải về sự thông hiểu đạo pháp, Phước Nguyên còn là một người có trí thông minh thiên bẩm, được ví như học một hiểu mười. Trong khi đó con đường đến với đạo của cậu bé cũng được xem như chưa từng có tiền lệ. Vị tu sỹ này cho biết, hiện Phước Nguyên đã về nhà cha mẹ tại tỉnh Đồng Tháp để tu luyện, ngày đêm ăn chay, niệm Phật.

Được sự hướng dẫn nhiệt tình của ông Ba Truyền, từ thị xã miền biên giới An Giang, chúng tôi ngược lên huyện Tân Hồng (Đồng Tháp). Khi đặt chân đến đầu huyện Tân Hồng, PV khá ngạc nhiên khi đem tên tuổi của Phước Nguyên để hỏi, thì gần như ai cũng biết rất rành mạch. Thậm chí có người còn kể tường tận, thuật lại những buổi thuyết giảng của cậu bé mà họ từng được trực tiếp nghe, hoặc xem qua băng đĩa, với sự mến mộ và thán phục. 

Men theo con đường lớn cắt qua cánh đồng xanh bạt ngàn màu lúa của Đồng Tháp Mười, cuối cùng chúng tôi cũng tìm được địa chỉ của “thần đồng” Phước Nguyên ở xã An Phước (huyện Tân Hồng). Nhà cậu bé khá đơn sơ nằm bên con sông mênh mông phù sa. Ngôi nhà nhỏ lợp tôn và lá dừa, đơn sơ nhưng thoáng mát và yên tĩnh. Đã hẹn trước, gia đình bé Phước Nguyên đón chúng tôi bằng tấm lòng nồng hậu mến khách của người dân miền Tây. Phước Nguyên nhanh nhẹn, lễ phép chào hỏi. Ấn tượng đầu tiên về “thần đồng” là khôn mặt khôi ngô, đôi mắt tròn, đen láy. Cậu bé ăn nói nhẹ nhàng nhưng gãy gọn như người lớn, hay dùng điển tích của nhà Phật tựa một vị tu hành lâu năm.

Cha của Phước Nguyên là anh Nguyễn Văn Dũng (SN 1961), không giấu được niềm tự  hào khi mở đầu câu chuyện về người con trai: “Phước Nguyên là thế, bao giờ cũng như người trưởng thành. Cậu bé rất có hiếu với cha mẹ, lễ phép với người hơn tuổi, hòa đồng với mọi người. Điều chúng tôi vô cùng hãnh diện là dù cháu còn nhỏ nhưng đã có nhận thức khá thông suốt về đạo Phật, sống khuôn phép và ý thức rèn luyện bản thân rất khắt khe. Trong sinh hoạt hằng ngày cũng như suy nghĩ, ăn nói, việc làm… Phước Nguyên luôn thể hiện mình như một người trưởng thành. Điều đáng nói, sự độc lập ấy hình thành tự thân của bé, chúng tôi không phải dạy bảo cháu điều gì, mà cháu gần như tự biết như sinh ra nó phải thế”. Anh Dũng cho biết thêm, Phước Nguyên ít nói, nhưng mỗi lần cất lời thì điều đó phải có nghĩa. Phải đem đến một điều gì đó tốt đẹp, như răn dạy người khác sống tốt đời đẹp đạo. Bởi vậy, nhiều người dân sống lân cận thường gọi cậu bé là “thần đồng”, là “ông cụ non” và là cậu bé đặc biệt không thể lẫn lộn với bất cứ đứa trẻ nào cùng tuổi trong vùng.

Con đường tu hành kỳ lạ

Mẹ của “thần đồng” là chị Nguyễn Thị Hà (SN 1967), một người phụ nữ hiền lành và sống khuôn phép cũng nói về con bằng niềm tự hào: “Phước Nguyên như thể sinh ra để làm người lớn vậy. Vợ chồng tôi đã ngoài 40 tuổi, cũng là cư sỹ tu tại gia, cũng ít nhiều thông hiểu Phật pháp. Tuy nhiên, có những điều sâu xa chúng tôi phải chịu thua, phải nhờ con chỉ bảo”. Cũng như những người khác, dù mang nặng đẻ đau, rồi luôn dõi theo bước chân con, nhưng chính chị Hà và chồng đến nay vẫn chưa thể hiểu hết những điều kỳ lạ về những gì đã xảy ra trong đoạn đời đã qua, nhất là nhân duyên đến với con đường tu của con trai mình.

Chị Hà kể, gia đình chị cũng như bên chồng có truyền thống nhiều đời theo Phật giáo, trong khi người chồng cũng sinh trong gia đình thuần đạo. Hồi trẻ anh Dũng định đi tu không lập gia đình, nhưng rồi vì sự năn nỉ của mẹ già, vì trách nhiệm nối dõi nên anh lấy vợ vào lúc đã luống tuổi. Hai người đến với nhau cùng chung tư tưởng, chí hướng nên ngoài nghĩa vợ chồng, còn đối đãi với nhau bằng khuôn phép của những người đồng đạo.

Chị Hà cho biết, với những người thuần đạo như vợ chồng chị thì bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn coi trọng giá trị đạo đức hơn vật chất. Bởi vậy dù có lúc đói ăn, nước lụt trôi nhà nhưng vợ chồng cũng luôn hòa thuận. Gần như hàng chục năm sống với nhau vợ chồng chưa bao giờ lớn tiếng chỉ vì nghèo. Ở trong vùng, vợ chồng chị Hà được được người dân quý mến vì sống đạo đức, hết lòng vì người. 

Trước đây, những ngày chị Hà đi làm thuê kiếm tiền, anh Dũng lại đi làm từ thiện, đi dựng nhà cho dân trong vùng, đi hái thuốc cho các chùa để bà con có nơi chạy chữa bệnh. Khi anh Dũng đi làm mướn, chị lại làm những công việc từ thiện tương tự. “Chúng tôi là người hiểu đạo pháp nên luôn quan niệm của cải là cái khiến người ta khởi lòng tham nên cũng bằng lòng chấp nhận những điều kiện vật chất tối thiểu nhất là đủ. Chúng tôi cũng không mưu cầu đông con cái, bởi theo quan niệm nhà Phật đời là bể khổ. Nên lúc đó, vợ chồng tôi luôn nhủ nhau, sau này không sinh con nhiều, nhưng đã là con thì phải có đạo hiếu và sau này đi tu thì chúng tôi càng hoan hỷ. Có lẽ mong ước ấy trời đã thấu hiểu nên đã cho chúng tôi bé Phước Nguyên”, chị Hà nhớ lại.

Theo đó, đường con cái của vợ chồng chị Hà cũng không giống như những người khác. Sau khi sinh người con gái đầu lòng thì định không sinh nữa. Nhưng rồi duyên con cái còn vương vấn, khi người con gái đã 10 tuổi, chị lại mang thai Phước Nguyên. Tính ra vợ chồng chỉ có 2 người, mỗi người cách nhau gần một con giáp, trái ngược hoàn toàn với những gia đình đông con, sinh sản dày trong vùng. Chuyện sinh Phước Nguyên theo chị Hà kể cũng có những điều vô cùng lạ. Không như người con gái đầu, lúc mang thai Phước Nguyên, chị Hà cảm thấy điều gì đó rất nhẹ nhàng. Không phải nặng nhọc vì “thai hành” như lần mang thai trước, đến cận ngày sinh chị vẫn thấy bé nằm “ngủ” ngon lành trong bụng.

Ngày chị Hà hạ sinh mẹ tròn con vuông, nhìn bé khôi ngô, đôi mắt đen láy, tròn và sáng ai nấy đều mừng thay. Những bạn đồng đạo đến chúc phúc, ai cũng đoán sau này cậu có thể làm được điều đặc biệt gì đó. Hạnh phúc, vợ chồng chị Hà quyết định đặt tên con là Phước Nguyên với ý nghĩa sau này con làm chuyện phước đức cho đời. Theo chị Hà, vì cha mẹ đều ăn chay trường nên ngay từ khi sinh ra cho đến lúc biết ăn, ngoài sữa mẹ, bé Phước Nguyên chưa bao giờ biết đến đồ ăn mặn là gì. Thậm chí có lần chị và chồng sợ cháu thiếu chất nên thử cho ăn mặn, nhưng khi đưa thức ăn vào miệng bé òa khóc le ra. Và khi biết ăn, bé đã đòi cha mẹ những đồ ăn chay cho đến nay. Chị Hà cho biết, đến nay Phước Nguyên không hề biết mùi vị của đồ ăn mặn là gì.

Chị Hà cũng cho biết thêm, dường như cảm nhận được sự nghèo khó của gia đình nên Phước Nguyên vô cùng ngoan. Bé không bao giờ quấy khóc, làm nũng, đặc biệt không biết ngịch ngợm. Từ bé cậu không thích chơi đồ chơi, chẳng màng đến chốn vui náo nhiệt như những đứa bé cùng tuổi. Nhưng chừng ấy chuyện vẫn chưa nói hết sự đặc biệt của bé Phước Nguyên. Theo chị Hà, nhân duyên đến với con đường tu hành của Phước Nguyên mới thật sự khó lý giải. Chị kể: “Năm ấy vừa tròn 5 tuổi, do khó khăn nên vợ chồng bàn nhau đi làm ăn. Chồng ở quê, còn tôi và dắt Phước Nguyên lên Bình Dương làm công nhân. Tôi ngày ngày làm việc trong nhà máy, kiếm tiền nuôi cháu đi học. Bé Phước Nguyên vô cùng sáng dạ, học một biết hai, chỉ cần cô giáo dạy cái gì, bé thông hiểu đến đó. Việc học chữ của bé cũng rất nhanh. Học lực bé luôn đứng đầu lớn, tôi rất hãnh diện vì con. Thời gian trôi đi, Phước Nguyên lên lớp 2, việc học vẫn bình thường. Thế rồi cuối kỳ 2 của năm lớp 2, Phước Nguyên có một quyết định lạ lùng mà đến nay vợ chồng chúng tôi vẫn chưa thể hiểu ra, đó là bé quyết định bỏ học đi tu”.
thần đồng
Đó là vào một ngày đang học dở thì Phước Nguyên bỏ học chạy về nhà. Cậu bé nắm áo mẹ khóc nức nở, tưởng chuyện gì xảy ra nên chị Hà hỏi thì bé bảo: “Con không đi học nữa, con phải đi tu thôi”. Chị vô cùng ngạc nhiên hỏi tiếp: “Con có ý thức tu để làm người thiện là điều mong mỏi của cha mẹ, nhưng con phải học xong đã rồi tu cũng được”. Phước Nguyên nghe xong liền bảo: “Không được, nếu con không đi tu bây giờ thì sẽ muộn mất. Con phải đi tu trong năm nay”. Lúc này chị Hà hết sức bối rối không biết nên thuyết phục con như thế nào.
gia đình thần đồng
Những ngày sau đó, vì lo cho tương lai còn dài của con, chị Hà dùng hết lý lẽ của mình để thuyết phục con quay lại trường nhưng bé nhất định không chịu. Chị cố bảo con quay lại trường thì cậu bé dùng lập luận để thuyết phục mình được tu hành. Không thể lay được ý định kỳ lạ của con trai, cuối cùng chị Hà phải gọi điện về cho chồng ở quê lên giải quyết sự việc. Anh Dũng lúc đó cũng dùng hết lời lẽ năn nỉ con, nhưng Phước Nguên nói một là một, không hề xoay chuyển ý định. Cuối cùng cũng vì thương con, vợ chồng chị Hà “chào thua” đành dẫn con về quê cho con đi tu.

Về nhà, Phước Nguyên xếp lại tập sách lớp 2 còn dang dở vào một góc xem đó là kỷ niệm. Sau đó cậu bảo cha mẹ sắm cho mình một bộ quần áo màu nâu sòng, đôi dép màu đà, những kinh sách nhà Phật để cậu đọc. Đồng thời bé cũng xin cha mẹ dành cho mình một gian phòng nhỏ yên tĩnh để ngày đêm đọc kinh, niệm Phật, nghiên cứu những gì liên quan đến Phật pháp. “Chúng tôi từ sững sốt đến ngạc nhiên, mọi thứ Phước Nguyên làm rất khác thường, như ai đó nhập vào bắt cậu phải làm như vậy. Tuy nhiên, nếu để ý thì nó lại như xuất phát từ ý thức của một người thấu hiểu những tham- sân- si- theo quan niệm nhà Phật và muốn xa lánh nó”, chị Hà nói.

Và chuyện “lạ” của Phước Nguyên vẫn chưa dừng lại ở đó. Từ ngày quyết định đi tu, cậu bé như trở thành một người lớn. Phước Nguyên sống chuẩn mực, từ lời nói cho đến lề lối sinh hoạt đều mang cung cách của một tu sỹ. Đặc biệt, cậu tìm đến những cuốn sách kinh điển nhà Phật để đọc, để chiêm nghiệm mong tích lũy kiến thức Phật giáo cho mình. Chẳng mấy chốc, lúc lên 7 tuổi, Phước Nguyên đã đăng đàn thuyết pháp, nói về những chủ đề Phật giáo cao siêu trước hàng trăm thậm chí hàng ngàn người. Những buổi nói chuyện trước đạo hữu của cậu kéo dài hàng giờ đồng hồ nhưng diễn giải logic không hề vấp từ.

Trong những chủ đề nói chuyện, cậu vận dụng những khái niệm từ ngữ nhà Phật siêu hình như một vị giảng sư có thâm niên khiến bất cứ ai cũng phải thán phục. Nhiều người ngưỡng mộ đã ghi lại những buổi nói chuyện đó và sao ra băng đĩa để truyền tay nhau nghe. Tên tuổi Phước Nguyên nổi tiếng từ đó và đến nay bé được xem là một trong những thần đồng Phật giáo nổi tiếng nhất miền Tây.

K.A

(còn nữa)